Agile Product Management with Scrum – Roman Pichler

This is the best book about Agile Management that I’ve ever read. Thank you so much, Roman.

If you want to get the best out of this book, of course you need to read the whole of the book. The purpose for this article is to note critical things that I found out throughout tons of valuable information and advices.

1. Product Owner role

First of all, forget all about other traditional development framework. To have an agile team, product owner is crucial and the biggest challenge.

Characteristic of a product owner:

  • visionary and doer
  • leader and team player
  • communicator and negotiator
  • empowered and committed
  • available and qualified

“Being adequately qualified usually requires an intimate understanding of the customer and the market, being passionate about the user experience, and the ability to communicate needs and describe requirements, to mange a budget, to guide a development project, and to be comfortable working with a cross-functional, self-organizing team

“Since the product owner of a component team has to help translate product backlog items into technical requirements, the best individual to serve in that role is usually an architect or a senior developer rather than a product manager

A product owner committee is a group of product owners without anyone in charge of the overall product. There is no one person guiding the group, helping to create a common goal, and facilitating decision making. A product owner committee is in danger of getting caught in endless meetings with conflicting interests and politics – something also referred to as “death by committee”. No real progress is achieved; people stop collaborating and start fighting each other.”

The chief product owner guides the other product owners. This individual ensures that needs and requirements are consistently communicated to the various teams, and that the project-wide process is optimized. This includes facilitating collaborative decision making as well as having the final say if no consensus can be reached.”

As a product owner, you guide and influence the team. You behavior matters. A lot.”

2. Product Vision

Being able to envision what a new product or the next product vision should look like and do is essential for getting there.”

The vision acts the overarching goal, galvanizing and guiding people, and is the product’s reason for being.”

A vision is truly shared when you and I have a similar picture and are committed to one another having it, not just to each of us, individually, having it” 

“The product vision should describe the broad and engaging goal: a goal that guides the development efforts but leaves enough room for creativity, a goal that engages and inspires people.”

When it comes to product vision, less is more. The vision should be brief and concise. It should contain only information critical to the success of the product.”

“As our ability to predict the future is limited, our best chance of success is to envision the minimal marketable product, a product with minimum functionality that meets the selected customer needs.”

“By reducing time to market, we are able to listen and respond to the marketplace more frequently, rather than trying to outguess it… This allows us to build the possibility of failure into our strategy, an approach Google has embraced.”

Launch the product quickly, inspect the market response, and adapt the product accordingly

Simplicity is the ultimate sophistication” Leonardo da Vinci

“Whenever you have an idea for a new feature or you discover a new requirement, ask yourself if the new functionality is critical to the success of the product. If not, discard the idea.”

“Refrain from putting too many controls and procedures around the visioning work.”

“Keep the vision humble and focused on the upcoming product vision. Think big, but start small

Customer needs and product attributes are at the heart of the vision and deserve close attentionNonfunctional attributes can be an important differentiator – they can impact the user experience as well as the extensibility and maintainability of the product, which intern influence the total cost of ownership and the product’s life expectancy.”

3. Product Backlog

Definition: it is simply a prioritized list of the things which can bring product to life. The mot important items are found at the top.

Requirements are no longer handed off to the team; the team members coauthor them.”

“A requirement is clear if all Scrum team members have a common understanding of its semantics

“A well-groomed backlog is a prerequisite for a successful sprint planning meeting.”

“Treat existing requirements as suspicious and consider them as a liability, not an asset”

“Because risk and uncertainty influence product success, uncertain and risky items should be high-priority

“Dependencies restrict the freedom to prioritize the product backlog and influence the effort estimates; the item on which others depend has to be implemented first. You should therefore try to resolve dependencies whenever possible

4. Release planning

Adding manpower to a late software project makes it later.”

“Even though release planning is a collaborative effort, the product owner is responsible for ensuring that the necessary decisions are made.

Compromising software quality means trading in short-term gains for longer-term growth. You would cheat yourself of a better, brighter future”

“More precisely, velocity is the sum of the effort for the work results accepted by the product owner in a sprint.”

“To get the most out of the plan, I like to show the functionality each release will provide in terms of themes and epics. Showing stories in the release plan tends to introduce too much detail”

“Whatever tool is used, though, the plan should create transparency and facilitate dialogue between the Scrum team and stakeholders”

Pipelining is a last resort. You should employ this technique only if all other options have failed.”

Using feature teams rather than component teams whenever possible will reduce the need for pipelining.”

“In fact, the product owner should drive the release planning activities. As the person first and foremost responsible for the success of the product, it is in the best interest of the product owner to guide the project proactively.”

5. Becoming great Product Owner

“The product owner role is multi-faceted. It’s difficult – perhaps impossible – to find new product owners who have every necessary skill. You can therefore expect to find gaps in your own knowledge and skills.”

“Listen to feedback from your fellow Scrum team members, and work on the remaining gaps in knowledge and skills”

“Without sponsorship form the right level, you are likely to lack authority and, as a consequence, will struggle to do a good job.”

“Senior manager must recognize the authority and responsibility of the product owner role and the likely impact it is going to have on the organization. Doing so is not only crucial for making agile product management work, but it is also a critical success factor for any Scrum adoption”

“Product owners must be selected with care”

 

Thank you. Hope you had a good read!

Người bán hàng một phút – The one minute sales person

Có  một nghịch lý kì hiệu: “Khi giúp người khác đạt được điều họ mong muốn thì chính ước mơ của bạn cũng sẽ dần trở thành hiện thực”

nguoibanhangmotphutpng

Chắc hẳn ai cũng hiểu rằng “càng đi sâu vào công việc bán hàng, ta càng hiểu rất rõ rằng điều cơ bản nhất mà một người bán hàng cần phải trang bị cho bản thân đó là khả năng đối phó với sự từ chối của khách hàng.” Bởi lẽ “bản chất thực sự của công việc bán hàng là Sự giao tiếp giữa những Con người với nhau”.

Tuy nhiên, “người bán hàng phải luôn nhớ mục tiêu của mình là tăng thêm doanh thu, tức là đem lại thu nhập cho bản thân, nhưng đồng thời cũng phải đem lại giá trị thực sự cho người mua”. Từ đó, chúng ta nhận thấy nghịch lý được nêu ở đầu bài: “Tôi cảm thấy vui hơn và nhận ra mục tiêu càng đến gần với mình hơn khi tôi bắt đầu giúp người khác đạt được điều họ muốn thay vì cố đạt cho được điều mình muốn”. “Giống như phải cho củi vào đốt trước khi muốn được sưởi ấm vậy, họ biết rằng chính họ phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng trước khi muốn thu lợi nhuận về”.

Mục đích bán hàng của tôi là giúp mọi ngừoi hài lòng về

những sản phẩm mà họ đã mua và hài lòng về bản thân họ.

Bạn cần “tự hào về bản thân khi nghĩ rằng mình đang giúp khách hàng nhận ra những giá trị gia tăng mà họ sẽ có được” :D. Bởi lẽ “khách hàng luôn nhận ra mức độ quan tâm mà ta dành cho họ”.

Hãy lắng nghe khách hàng để hiểu nhu cầu của họ và bạn sẽ bán được hàng nếu sản phẩm của bạn đáp ứng được một trong những nhu cầu chính yếu nhất của họ.

Ngoài ra, bản thân người bán hàng phải luôn tự quản lý tốt bản thân, duy trì một sự tự tin thường trực. Nói một cách ngắn gọn, “để đương đầu với những thách thức trong một thế giới không ngừng thay đổi này, chúng ta phải sẵn sàng thay đổi tất cả, mọi thứ trừ niềm tin”.

Mong rằng mọi người đều thu được nhiều giá trị về cuốn sách vô cùng bổ ích này.

cho đi là nhận lại

Chúng ta rồi sẽ ổn thôi

Với hai luồng văn khác biệt của Gào và Minh Nhật, “Chúng ta rồi sẽ ổn thôi” mang đến cho người đọc những góc nhìn rất người, rất thật và rất khác lạ của những con người mang trong mình máu nghệ sĩ. Đọc tản văn này, ta như được chiêm nghiệm lại những từng trải trong đời tác giả.

chung ta roi se on thoi

Có những thứ tham khảo thì vẫn chỉ có giá trị tham khảo, bởi … “Có những thứ hoàn toàn phụ thuộc vào cảm nhận. Bạn không ở đó, khó lòng đánh giá nó, chỉ bằng mắt nhìn.”

Ai cũng ngại khó khăn, nhưng … “Nếu bạn nề hà chuyện cùng người mình yêu thương vượt qua khó khăn trong cuộc sống, có nghĩa là bạn không hề yêu họ”

“Con người ghét chờ đợi, … Nhưng chẳng phải chúng ta vẫn luôn chờ đợi một điều gì đó sao?” Và rằng … “Sự thật là chờ đợi một điều kỳ diệu chính là thứ chúng ta vẫn thường làm trong cuộc đời này.”

“Những quyết định lớn có thể thay đổi cuộc đời người ta đôi khi chỉ đến từ những điều thật đơn giản mà thôi” nhưng dù gì hãy làm một việc là “Hãy luôn yêu người ở bên cạnh mình”.

Bởi chỉ có tâm hồn và cảm xúc là vĩnh cửu, còn “Những gì bạn sở hữu phần lớn sẽ quay lại sở hữu con người bạn, tâm hồn bạn…”

Hãy đọc để cảm nhận tản văn này bạn nhé 😉

Thông minh cảm xúc thế kỷ 21

thong-minh-cam-xuc-the-ky-21

  • Trí tuệ cảm xúc là yếu tố quyết định thành công hay thất bại sau cùng của người thầy thuốc. (Tiến sĩ Dixie Fisher, Phó giáo sư lâm sàng, trường Y Khoa Keck, USC)
  • Trí tuệ cảm xúc cá nhân dóng vai trò quyết định kết quả hơn bất kỳ yếu tố nào khác, nhưng ta lại có ít kiến thức về nó nhất. (Rick Hoskins, giám đốc điều hành, Genstar Capital, LLC)

Một chủ đề tương đối thời thượng nhưng để thật sự hiểu thì vẫn chưa nhiều người từng nghiên cứu về Thông minh / Trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligent), được thể hiện qua chỉ số EQ (Emotion Intelligent Quiz). Có 2 hiểu lầm chính về trí tuệ cảm xúc mà mọi người hay nhầm lẫn là cách phân biệt nó với sức hút cá nhân và việc liệu có thể cải thiện chỉ số EQ được hay không. Bạn hãy đọc sách và tìm cho mình 2 câu trả lời trên nhé. Bật mí là cuốn sách tập trung nhiều hơn về việc làm thế nào để bạn có thể luyện tập để nâng chỉ số EQ của mình lên một cách toàn diện.

“Ta thường quên rằng mình có những phản ứng đầy cảm tính đối với hầu hết những việc xảy ra, dù chúng ta có nhận thức được điều đó hay không”

“Cảm xúc bao giờ cũng có lý do của nó”

“Lắng nghe và quan sát là hai yếu tố quan trọng nhất của nhận thức xã hội”

“Làm chủ mối quan hệ chính là khả năng nhận thức về cảm xúc của mình và của người khác, nhằm kiểm soát các mối tương tác một cách hiệu quả”

“Đem hết can đảm nhìn thẳng vào những điều người khác nói, tức là bạn đã đạt đến khả năng tự nhận thức mà ít người làm được”

“Bí quyết để chiến thắng trong trò chơi văn hoá này là cư xử với người khác theo cách họ muốn, chứ không phải cách bạn muốn”

Những lời khuyên nhẹ nhàng mà sâu sắc, như bóc tách ra những phần tối bên trong chúng ta, như mở ra cánh cửa của những căn phòng chưa bao giờ được lui tới.

Happy feeling.

Lý thuyết trò chơi

“Game theory is hot”, tờ Wall Street đã nhận định như vậy vào năm 1994.

TS Lê Hồng Nhật

Cuốn sách không giảng giải lý thuyết trò chơi là gì, công thức thế nào mà cụ thể áp dụng và phân tích trong 3 góc nhìn chính là Vấn đề cạnh tranh và hợp tác, Vấn đề Đàm phán, Vấn đề cấu trúc sỡ hữu và thể chế.

Sự quan trọng của lý thuyết này trong kinh tế học cũng là rất lớn với hàng loạt các giải Nobel vào năm 1994 (khái niệm cân bằng Nash – Nash equilibrium), 2005 (xung đột và hợp tác thông qua phân tích lý thuyết trò chơi – conflict and cooperation through game-theory analysis),  2014 (tổ chức công nghiệp – Industrial Organization).

Điều cơ bản của “lý thuyết trò chơi”tính mâu thuẫn giữa lợi ích tập thể với những tính toán cá nhân.

Có 2 thành tố cơ bản cho một đàm phán thành công:

  1. cần có lợi ích tiềm tàng về sự trao đổi
  2. kì vọng giữa các bên có điểm tụ

Bên nào có sức mạnh đàm phán lớn hơn thì sẽ có ảnh hưởng tới quyết định đàm phán hơn.

Bằng những phân tích sắc bén mà không đi sâu vào chi tiết toán học phức tạp, TS Lê Hồng Nhật mang tới cái nhìn tổng hợp về các mô hình cạnh tranh, quản lý kinh doanh đa dạng và thực tế.

Đây thật sự là một tác phẩm hiếm có trên thị trường có khả năng bóc tách bản chất sự việc vô cùng hợp lý và những đề xuất gợi mở kéo theo. Có những nhận thức rất quan trọng và một nhà kinh doanh bắt buộc phải biết được phân tích cực kì thuyết phục qua những nguyên lý cơ bản của lý thuyết trò chơi:

  • Hợp đồng không bao giờ là đầy đủ, nó không thể xác định một cách rõ ràng ai sẽ có quyền gì trong mọi tình huống xảy ra trong tương lai.
  • Một điểm tụ có thể được soi sáng bằng tiền lệ, hoặc sự công bằng (chia đều), hoặc thông qua những môi giới thạo tin.
  • Nghịch lý là khả năng khống chế đối phương tuỳ thuộc vào khả năng khống chế mình.

Rất nhiều thuật ngữ được nêu ra như “luật Gresham”, “lựa chọn ngược” (inverse selection), “vấn nạn bóc lột” (holdup problem), nhóm lợi ích (vested interest group) … cho tới sự phân tích nền kinh tế hiện tại của quốc gia Việt Nam, bản chất sự tranh chấp biển Đông. Bạn sẽ tìm thấy tất cả trong tác phẩm này.

“Đời về cơ bản là buồn … cười”

doi-ve-co-ban-la-buon-cuoi

Thật sự là một cuốn sách hay và dễ đọc.

Chữ rất ít …

Hình khá nhiều …

Có cả những trang giấy trắng, nhưng hầu hết câu từ đều toát nên một sự suy tư có căn cứ.

Đôi khi có những câu nói khiến bạn hình dung ra chính bản thân mình, nhận ra những điều mình chưa từng nghĩ tới.

“… mình nghĩ là thế giới này có quá nhiều đứa hay nghĩ ngợi vớ vẩn, đưa ra cả chục vấn đề mà không đưa ra nổi giải pháp gì cụ thể …” -> cũng phải, mọi người hiện nay hay than phiền, phê phán hơn là tập trung tìm cách khắc phục

“Bí mật phương pháp nhìn hướng bàn chân để biết một cô gái có thích mình hay không: Nếu bàn chân nàng đang để bằng vai, chắc chắn nàng đang thích bạn” -> haha, miễn bình luận

Một trong những câu mình tâm đắc nhất là: “Vấn đề lớn nhất của thế giới này là mọi người đều tìm cách tạo ra một cuộc đời tốt đẹp hơn cho lũ trẻ mà lại quá ít người tìm cách tạo ra một lũ trẻ tốt đẹp hơn cho cuộc đời”

Thật đáng để suy ngẫm

suy-tu

Câu hỏi tình yêu – Isabel Wolff

Câu hỏi tình yêu

Tựa đề sách “câu hỏi tình yêu” nêu ra một vấn đề hóc búa mà xuyên suốt nhiều thời đại con người ta vẫn luôn có gắng đi tìm câu trả lời đích đáng.

Có lẽ, câu trả lời chỉ những người trong cuộc mới có thể tìm ra được, mọi định nghĩa truyền thống đều thật khó để khiến một người cảm nhận rõ ràng về nó.

Thế nhưng một đoạn thơ tình, một tiểu thuyết tình yêu chân thực có thể mang đến cho chúng ta phần nào sự nhận thức và trải nghiệm về những cung bậc cảm xúc sâu xa đó.

Một câu chuyện, nhiều cuộc đời, biết đâu bạn sẽ bắt gặp mình trong mớ hỗn độn đó.

Nhân vật chính – Laura Quick, một cô gái trải qua biết bao bất hạnh trong tình cảm tưởng như không thể đứng dậy khỏi tăm tối… Cô em gái Hope lạnh lùng, tự tin bỗng chắc nhận ra người bạn đời bên cạnh mình đang chôn vùi một nỗi đau không dám sẻ chia… Một bà đồng quái đảng Cynthia hoá ra từng là một diễn viên tiềm năng nhưng đã phí hoài cuộc đời để sống như một nhân tình, giờ đây không còn nơi nương tựa.

Một phong cách viết cuốn hút, một góc nhìn sâu sắc mang lại cảm xúc dạt dào cho người đọc.

Trên hết, chuyện mang một kết cục “happy ending” như câu chuyện cổ tích vì thế bạn sẽ không phải nuối tiếc khi đọc tới những trang cuối của câu chuyện.

Đã bao giờ bạn không thể trả lời được những câu hỏi của tình yêu? Tại sao lại rời xa? Tại sao lại lừa dối? Tại sao…

Hãy để những trang sách dẫn dắt chúng ta đến với quang cảnh Anh Quốc xa xôi, tấp nập mà vẫn đầy lãng mạn!