business analyst in Agile development

Business Analyst role in Agile development – BA work in Scrum team

Normally in Agile development, people don’t mention about Business Analyst role. So what will be the true story behind the scene?

Business analysts play an important role: Traditionally, they act as the link between the business units and IT, help to discover the user needs and the solution to address them, and specify requirements. But in Scrum, there is no business analyst role. (Roman Pichler)

What will BA do in a Scrum team?

Option 1: product owner

This is a natural move. The individual needs to own the product on behalf of the company instead of analyse and get features approval from specific clients. For that significant change, the individual might need to learn new skills to adapt new role.

Option 2: team member

The role of business analyst as a team member will mostly to address and help other members groom product backlog. Since this responsibility is for the whole team, business analyst inside a Scrum team usually covers additional tasks as well like writing technical documents, coordinate with testers.

The role of a Business Analyst in an Agile project is not well-defined just as there is no defined role for a Project Manager on an Agile project. On small, simple Agile projects there may not be a need for either of these two roles but that is frequently not the case on large, complex enterprise-level projects.

The role of a BA is often neglected – it is assumed that the Product Owner plays that role but it can be difficult for a Product Owner to perform that role without some assistance on very large complex projects

(chuckc3)

Option 3: proxy product owner

Dealing half-heartedly with the role of business analysts in Scrum is a common mistake: Business analysts neither play the product owner role nor are they team members. Instead, they end up as proxy product owners, a go-between the real decision maker and the development team, as shown blow.

Using a proxy product owner is best avoided—certainly as a permanent solution.

(Roman Pichler)

Why this model is not-recommended? Because it requires many communication to verify each single decision thus brings lots of miscommunication, misunderstanding as well as inconsistent product requirements. At the end, no one is really the Owner of Product.

The head of a business unit was asked to take on the product owner role for a new product. As he struggled to fill the role effectively, the business analyst stood in as a proxy. While the analyst did all the detailed grooming work, the business unit head decided about the product features and when which functionally was released. Unfortunately, this resulted in miscommunication, a long-winded decision-making process, and poor morale. (Roman Pichler)

Conclusion

There is no fixed direction, solution for a traditional business analyst to follow in Scrum world. But I think from the above suggestions, insights, we’re all more clear about the basic concepts.

Scrum is not a plug-and-play environment that will guarantee that product development will succeed. If improperly managed, the product development will not adequately scale to the customer’s requirements, which will increase costs, impact return on investment, and lead to instability. (Sriramasundararajan Rajagopalan)

Reference:

Người bán hàng một phút – The one minute sales person

Có  một nghịch lý kì hiệu: “Khi giúp người khác đạt được điều họ mong muốn thì chính ước mơ của bạn cũng sẽ dần trở thành hiện thực”

nguoibanhangmotphutpng

Chắc hẳn ai cũng hiểu rằng “càng đi sâu vào công việc bán hàng, ta càng hiểu rất rõ rằng điều cơ bản nhất mà một người bán hàng cần phải trang bị cho bản thân đó là khả năng đối phó với sự từ chối của khách hàng.” Bởi lẽ “bản chất thực sự của công việc bán hàng là Sự giao tiếp giữa những Con người với nhau”.

Tuy nhiên, “người bán hàng phải luôn nhớ mục tiêu của mình là tăng thêm doanh thu, tức là đem lại thu nhập cho bản thân, nhưng đồng thời cũng phải đem lại giá trị thực sự cho người mua”. Từ đó, chúng ta nhận thấy nghịch lý được nêu ở đầu bài: “Tôi cảm thấy vui hơn và nhận ra mục tiêu càng đến gần với mình hơn khi tôi bắt đầu giúp người khác đạt được điều họ muốn thay vì cố đạt cho được điều mình muốn”. “Giống như phải cho củi vào đốt trước khi muốn được sưởi ấm vậy, họ biết rằng chính họ phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng trước khi muốn thu lợi nhuận về”.

Mục đích bán hàng của tôi là giúp mọi ngừoi hài lòng về

những sản phẩm mà họ đã mua và hài lòng về bản thân họ.

Bạn cần “tự hào về bản thân khi nghĩ rằng mình đang giúp khách hàng nhận ra những giá trị gia tăng mà họ sẽ có được” :D. Bởi lẽ “khách hàng luôn nhận ra mức độ quan tâm mà ta dành cho họ”.

Hãy lắng nghe khách hàng để hiểu nhu cầu của họ và bạn sẽ bán được hàng nếu sản phẩm của bạn đáp ứng được một trong những nhu cầu chính yếu nhất của họ.

Ngoài ra, bản thân người bán hàng phải luôn tự quản lý tốt bản thân, duy trì một sự tự tin thường trực. Nói một cách ngắn gọn, “để đương đầu với những thách thức trong một thế giới không ngừng thay đổi này, chúng ta phải sẵn sàng thay đổi tất cả, mọi thứ trừ niềm tin”.

Mong rằng mọi người đều thu được nhiều giá trị về cuốn sách vô cùng bổ ích này.

cho đi là nhận lại

Chúng ta rồi sẽ ổn thôi

Với hai luồng văn khác biệt của Gào và Minh Nhật, “Chúng ta rồi sẽ ổn thôi” mang đến cho người đọc những góc nhìn rất người, rất thật và rất khác lạ của những con người mang trong mình máu nghệ sĩ. Đọc tản văn này, ta như được chiêm nghiệm lại những từng trải trong đời tác giả.

chung ta roi se on thoi

Có những thứ tham khảo thì vẫn chỉ có giá trị tham khảo, bởi … “Có những thứ hoàn toàn phụ thuộc vào cảm nhận. Bạn không ở đó, khó lòng đánh giá nó, chỉ bằng mắt nhìn.”

Ai cũng ngại khó khăn, nhưng … “Nếu bạn nề hà chuyện cùng người mình yêu thương vượt qua khó khăn trong cuộc sống, có nghĩa là bạn không hề yêu họ”

“Con người ghét chờ đợi, … Nhưng chẳng phải chúng ta vẫn luôn chờ đợi một điều gì đó sao?” Và rằng … “Sự thật là chờ đợi một điều kỳ diệu chính là thứ chúng ta vẫn thường làm trong cuộc đời này.”

“Những quyết định lớn có thể thay đổi cuộc đời người ta đôi khi chỉ đến từ những điều thật đơn giản mà thôi” nhưng dù gì hãy làm một việc là “Hãy luôn yêu người ở bên cạnh mình”.

Bởi chỉ có tâm hồn và cảm xúc là vĩnh cửu, còn “Những gì bạn sở hữu phần lớn sẽ quay lại sở hữu con người bạn, tâm hồn bạn…”

Hãy đọc để cảm nhận tản văn này bạn nhé 😉

Thông minh cảm xúc thế kỷ 21

thong-minh-cam-xuc-the-ky-21

  • Trí tuệ cảm xúc là yếu tố quyết định thành công hay thất bại sau cùng của người thầy thuốc. (Tiến sĩ Dixie Fisher, Phó giáo sư lâm sàng, trường Y Khoa Keck, USC)
  • Trí tuệ cảm xúc cá nhân dóng vai trò quyết định kết quả hơn bất kỳ yếu tố nào khác, nhưng ta lại có ít kiến thức về nó nhất. (Rick Hoskins, giám đốc điều hành, Genstar Capital, LLC)

Một chủ đề tương đối thời thượng nhưng để thật sự hiểu thì vẫn chưa nhiều người từng nghiên cứu về Thông minh / Trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligent), được thể hiện qua chỉ số EQ (Emotion Intelligent Quiz). Có 2 hiểu lầm chính về trí tuệ cảm xúc mà mọi người hay nhầm lẫn là cách phân biệt nó với sức hút cá nhân và việc liệu có thể cải thiện chỉ số EQ được hay không. Bạn hãy đọc sách và tìm cho mình 2 câu trả lời trên nhé. Bật mí là cuốn sách tập trung nhiều hơn về việc làm thế nào để bạn có thể luyện tập để nâng chỉ số EQ của mình lên một cách toàn diện.

“Ta thường quên rằng mình có những phản ứng đầy cảm tính đối với hầu hết những việc xảy ra, dù chúng ta có nhận thức được điều đó hay không”

“Cảm xúc bao giờ cũng có lý do của nó”

“Lắng nghe và quan sát là hai yếu tố quan trọng nhất của nhận thức xã hội”

“Làm chủ mối quan hệ chính là khả năng nhận thức về cảm xúc của mình và của người khác, nhằm kiểm soát các mối tương tác một cách hiệu quả”

“Đem hết can đảm nhìn thẳng vào những điều người khác nói, tức là bạn đã đạt đến khả năng tự nhận thức mà ít người làm được”

“Bí quyết để chiến thắng trong trò chơi văn hoá này là cư xử với người khác theo cách họ muốn, chứ không phải cách bạn muốn”

Những lời khuyên nhẹ nhàng mà sâu sắc, như bóc tách ra những phần tối bên trong chúng ta, như mở ra cánh cửa của những căn phòng chưa bao giờ được lui tới.

Happy feeling.

Lý thuyết trò chơi

“Game theory is hot”, tờ Wall Street đã nhận định như vậy vào năm 1994.

TS Lê Hồng Nhật

Cuốn sách không giảng giải lý thuyết trò chơi là gì, công thức thế nào mà cụ thể áp dụng và phân tích trong 3 góc nhìn chính là Vấn đề cạnh tranh và hợp tác, Vấn đề Đàm phán, Vấn đề cấu trúc sỡ hữu và thể chế.

Sự quan trọng của lý thuyết này trong kinh tế học cũng là rất lớn với hàng loạt các giải Nobel vào năm 1994 (khái niệm cân bằng Nash – Nash equilibrium), 2005 (xung đột và hợp tác thông qua phân tích lý thuyết trò chơi – conflict and cooperation through game-theory analysis),  2014 (tổ chức công nghiệp – Industrial Organization).

Điều cơ bản của “lý thuyết trò chơi”tính mâu thuẫn giữa lợi ích tập thể với những tính toán cá nhân.

Có 2 thành tố cơ bản cho một đàm phán thành công:

  1. cần có lợi ích tiềm tàng về sự trao đổi
  2. kì vọng giữa các bên có điểm tụ

Bên nào có sức mạnh đàm phán lớn hơn thì sẽ có ảnh hưởng tới quyết định đàm phán hơn.

Bằng những phân tích sắc bén mà không đi sâu vào chi tiết toán học phức tạp, TS Lê Hồng Nhật mang tới cái nhìn tổng hợp về các mô hình cạnh tranh, quản lý kinh doanh đa dạng và thực tế.

Đây thật sự là một tác phẩm hiếm có trên thị trường có khả năng bóc tách bản chất sự việc vô cùng hợp lý và những đề xuất gợi mở kéo theo. Có những nhận thức rất quan trọng và một nhà kinh doanh bắt buộc phải biết được phân tích cực kì thuyết phục qua những nguyên lý cơ bản của lý thuyết trò chơi:

  • Hợp đồng không bao giờ là đầy đủ, nó không thể xác định một cách rõ ràng ai sẽ có quyền gì trong mọi tình huống xảy ra trong tương lai.
  • Một điểm tụ có thể được soi sáng bằng tiền lệ, hoặc sự công bằng (chia đều), hoặc thông qua những môi giới thạo tin.
  • Nghịch lý là khả năng khống chế đối phương tuỳ thuộc vào khả năng khống chế mình.

Rất nhiều thuật ngữ được nêu ra như “luật Gresham”, “lựa chọn ngược” (inverse selection), “vấn nạn bóc lột” (holdup problem), nhóm lợi ích (vested interest group) … cho tới sự phân tích nền kinh tế hiện tại của quốc gia Việt Nam, bản chất sự tranh chấp biển Đông. Bạn sẽ tìm thấy tất cả trong tác phẩm này.

“Đời về cơ bản là buồn … cười”

doi-ve-co-ban-la-buon-cuoi

Thật sự là một cuốn sách hay và dễ đọc.

Chữ rất ít …

Hình khá nhiều …

Có cả những trang giấy trắng, nhưng hầu hết câu từ đều toát nên một sự suy tư có căn cứ.

Đôi khi có những câu nói khiến bạn hình dung ra chính bản thân mình, nhận ra những điều mình chưa từng nghĩ tới.

“… mình nghĩ là thế giới này có quá nhiều đứa hay nghĩ ngợi vớ vẩn, đưa ra cả chục vấn đề mà không đưa ra nổi giải pháp gì cụ thể …” -> cũng phải, mọi người hiện nay hay than phiền, phê phán hơn là tập trung tìm cách khắc phục

“Bí mật phương pháp nhìn hướng bàn chân để biết một cô gái có thích mình hay không: Nếu bàn chân nàng đang để bằng vai, chắc chắn nàng đang thích bạn” -> haha, miễn bình luận

Một trong những câu mình tâm đắc nhất là: “Vấn đề lớn nhất của thế giới này là mọi người đều tìm cách tạo ra một cuộc đời tốt đẹp hơn cho lũ trẻ mà lại quá ít người tìm cách tạo ra một lũ trẻ tốt đẹp hơn cho cuộc đời”

Thật đáng để suy ngẫm

suy-tu